Trật khớp ngón tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bàn tay mỗi người tuy nhỏ nhưng bạn có biết không số lượng xương để giúp cho bàn tay có thể hoạt động co duỗi, chuyển động linh hoạt nhịp nhàng thì lại vô cùng lớn. Chính vì thế tình trạng trật khớp ngón tay nó có thể gây thêm những hậu quả tổng thương nghiêm trọng đến dây chằng hoặc những hậu quả khác.

Cùng Hoàn Vũ Store tìm hiểu thêm những thông tin để hiểu rõ thêm những đặc điểm xương khớp của phần khớp ngón tay và hậu quả khó lườn của tình trạng chấn thương khớp ngón tay mang lại.

1. Tổng quan về tình trạng trật khớp ngón tay

Theo cấu trúc phần xương ở bàn tay thì các ngón tay đều có cấu trúc 3 khớp, nhưng riêng đối với ngón cái thì cấu trúc chỉ có 2 khớp. Những phần khớp này giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp các ngón tay có thể chuyển động nhịp nhàng, hoạt động cầm nắm, co duỗi cũng dễ dàng hơn.

Chính vì thế những chấn thương gây ra ở phần khớp ngón tay có thể khiến cho dây chằng hỗ trợ của khớp ngon tay sưng, đau. Tình trạng trật khớp ngón tay thường được chia làm 3 loại thường gặp dưới đây.

Ngón tay trật khớp ra sau: Tình trạng này thường xuất hiện khi duỗi ngón tay quá mức hoặc do tổn thương đĩa sụn của phần cấu trúc kẹt bên trong khớp. Y Bác sĩ có thể quan sát qua X-Quang có thể thấy được có mảnh xương nhỏ bong ra khớp giữa.

Ngón tay trật khớp sang bên: Tình trạng này khi hoạt động co duỗi ngón tay, bị ngoại lực tác động vào sẽ khiến cho phần khớp co duỗi bị sưng và mất khả năng tác động lực ở phía trên.

Ngón tay trật khớp ra trước: Tinh trạng trật khớp ra trước này rất hiếm gặp sẽ gây ra những di chứng đứt dải trung tâm gân duỗi, nặng hơn có thể gây tổn thương dây chằng hậu quả để lại có thể là những dị tật ngón tay lạc đà.

Trật khớp ngón tay
Trật khớp ngón tay

2. Nguyên nhân gây trật khớp ngón tay

Hiện nay tình trạng này rất phổ biến nhất là đối với những người thường xuyên vận động bàn tay, tuy nhiên những nguyên nhân gây nên tình trạng trên thường do những nguyên nhân dưới đây

Chấn thương: Khi gặp phải 1 tác động lực mạnh vào thẳng ngón tay cũng có thể khiến cho xương khớp ngón tay bị chệch ra khỏi khớp.

Hoạt động mạnh, chơi thể thao: nhiều nghiên cứu cho thấy việc ném bóng, hay sức bật của bàn tay bàn chân, cũng có thể đẩy xương ngón tay lệch ra khỏi vị trí ban đầu và tổn thương dây chằng hỗ trợ.

Tai nạn, té ngã: Theo như định lý mỗi khi bạn té ngã thường sẽ dùng bàn tay để chống lại, hành động này có thể khiến cho phần xương ngón tay bị lệch ra khỏi khớp nếu như lực ngã quá mạnh.

Yếu tố di truyền: Nhiều người vốn sở hữu dây chằng khá yếu, nên mỗi khi chấn thương phần khớp ngón tay cũng ảnh hưởng đến phần dây chằng.

Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân gây nên tình trạng trật khớp ngón tay thì chắc hẳn bạn cũng đã tổng hợp lại được đó là do những bất cẩn trong quá trình vận động. Chính vì thế mỗi khi vận động bạn cần phải tuyệt đối hạn chế tình trạng chấn thương khớp có thể xảy ra cho bản thân mình.

Nguyên nhân gây trật khớp ngón tay
Nguyên nhân gây trật khớp ngón tay

3. Triệu chứng thường gặp ở trật khớp ngón tay

Những dấu hiệu đặc trưng giúp bạn có thể dễ dàng nhận thấy được tình trạng trật khớp ngón tay gồm:

  • Ngón tay sưng, cong và rất đau.
  • Tê hoặc ngứa ngón tay.
  • Khó di chuyển ngón tay bị trật khớp.
  • Bầm tím, màu sắc trên da tay thay đổi.

Đối với những y bác sĩ xương khớp thì cách thức để kiểm tra chính xác nhất thường sử dụng:

Chụp X-quang các góc trước, sau, bên và nghiêng để quan sát tình trạng trật khớp ngón tay, đồng thời xem có dấu hiệu gãy xương không.

Chụp MRI nhằm đánh giá các mô xung quanh khớp có bị ảnh hưởng hay không.

Chụp x-quang tay
Chụp x-quang tay

4. Các biện pháp điều trị

Nếu như không may bạn gặp phải chấn thương gây nên tình trạng trật khớp ngón tay thì điều đầu tiên là bạn không được tư ý chỉnh lại ngón tay, vì như thế có thể khiến cho tình trạng chấn thương trở nên trầm trọng hơn và có thể gây tổn thương đến các cấu trúc khác như gân, mạch máu, dây thành kinh, dây chằng.

Lời khuyên tốt nhất mà Hoàn Vũ Store đưa ra là bạn nên tìm đến những trung tâm sức khỏe xương khớp để được các chuyên viên kiểm tra và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

4.1. Nắn định vị lại khớp

Liệu trình nắn chỉnh lại phần khớp sẽ giúp cải thiện phần xương ngón tay quay về lại vị trí ban đầu.

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ khu vực bị tổn thương để làm giảm đi những cơn đau do tình trạng trật khớp và những liệu trình điều trị nắn chỉnh khớp gây ra.

Sau quá trình điều trị nắn chỉnh khớp, bác sĩ sẽ xác nhận lại kết quả khớp thông qua hình ảnh chụp X-Quang để xác định xem đã vào đúng vị trí khớp hay chưa.

4.2. Nẹp xương ngón tay

Sau khi đã nắn và định vị lại vị trí của phần xương bị trật khớp, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cần đeo nẹp để cố định lại ngón tay bị trật khớp đến khi khớp xương hoàn toàn lành lại.

Việc nép cố định ngón tay bị trật khớp sẽ giúp hạn chế tình trạng trật khớp ngón tay diễn biến xấu thêm.

Đối với tình trạng trật khớp ra sau: Bác sĩ thường nẹp với tư thế gấp ngón tay góc 15 độ trong thời gian 3 tuần.

Đối với tình trạng trật khớp sang bên: Bác sĩ thường nẹp cố định ngón tay với góc 35 độ.

Đối với tình trạng trật khớp ra trước: Nẹp với tư thế ngón tay duỗi trong 1 – 2 tuần. Tùy tình trạng mà bác sĩ có thể đưa ra lời khuyến nghị về việc xử lý bằng phẫu thuật để xử lý đứt dải trung tâm gân duỗi, tổng thương dây chằng.

Lưu ý: Tình trạng nẹp cố định khớp ngón tay thường được khuyến cáo không nên đeo quá lâu để tránh tình trạng cứng khớp vĩnh viễn, và gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động sau này của ngón tay.

Nẹp trật khớp ngón tay
Nẹp trật khớp ngón tay

4.3. Phẫu thuật xương ngón tay

Nếu như tình trạng trật khớp ngón tay quá nặng gây gãy xương hoặc tổn thương dây chằng. Bác sĩ thường sẽ đưa ra khuyến nghị về việc phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật cũng giúp nắn chỉnh lại phần xương, giúp phục hồi khả năng vận động của ngón tay mà không gây ảnh hưởng đến những mô xung quanh.

Những lưu ý sau khi điều trị trật khớp ngón tay

  • Sau khi điều trị, bệnh nhân có thể thoải mái hoạt động phần ngón tay bị trật khớp sau vài tuần. Tuy nhiên để ngón tay có thể phục hồi hoàn toàn thì cần ít nhất thời gian 6 tháng.
  • Đối với tình trạng trật khớp do tai nạn gây ra tình trạng gãy xương thì bệnh nhân cần phải được điều trị kịp thời, nếu không sẽ để lại di chứng rất nghiêm trọng.
  • Mặc dù sau điều trị ngón tay có thể phục hồi cử động bình thường, nhưng bệnh nhân cần phải lưu ý, tình trạng trật khớp ngón tay vẫn có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Chính vì thế mà cần phải lưu ý phòng ngừa từ những triệu chứng nhỏ nhất.
  • Luôn mang đầy đủ vật dụng bảo hộ khi tham gia các hoạt động mạnh như chơi thể thao hoặc tham gia giao thông trên đường.
  • Hạn chế đùa giỡn ở những nơi dễ té ngã như cầu thang, hoặc đường phố dễ trơn trượt sau khi mưa.
  • Thường xuyên tập luyện những bài tập cho bàn tay để gia tăng khả năng vận động của các ngón tay.

Tuy nhiên để phòng ngừa tình trạng trật khớp ngón tay được hiệu quả, các bạn cũng có thể sử dụng kết hợp với viên uống Move Free Joint Health Advanced sản phẩm độc quyền của hãng Schiff, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, bổ sung phần sụn, chất nhờn bôi trơn cho khớp giúp cho việc vận động trở nên dễ dàng hơn.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng gãy xương
Move Free hỗ trợ hạn chế tình trạng gãy xương

 

Chức năng chính của sản phẩm Move Free Joint Health:

  • Thành phần Glucosamine và chondroitin giúp làm thoải mái, bảo vệ và bôi trơn khớp.
  • Thành phần Uniflex giúp bảo vệ mô và sụn khớp.
  • Hyaluronic acid rất tốt cho các khớp đệm.
  • MSM làm thoải mái và làm dịu tình trạng đau khớp.

Sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng Việt Nam đánh giá về độ hiệu quả mang lại cải thiện tình trạng bệnh cơ xương khớp, sức khỏe xương khớp của bạn sẽ cải thiện tốt dần lên chỉ với 2 viên uống mỗi ngày.

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại đây:

Nếu như các bạn có thắc mắc về tình trạng Cơ Xương Khớp thì có thể liên hệ trực tiếp với Hoàn Vũ Store tại đây!

 

Địa chỉ: 115 Hoa Lan, Phường 02, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.

Hotline: 0913.095.108

Website: http://hoanvuglobal.com

Email: hoanvustores@gmail.com

Hãng sản xuất: Schiff Vitamins, Hoa Kỳ.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trước khi sử dụng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ hoặc từ các chuyên viên sức khỏe xương khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *