Những biến chứng của gãy xương và hướng xử lý phòng chống

Những biến chứng của xương khớp nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra những tổn thương cực kỳ nguy hiểm đến các bộ phận khác trong cơ thể. Chính vì vậy nếu như xuất hiện những dấu hiệu sau thì người bệnh nên ngay lập tức tìm đến những trung tâm để đội ngũ y bác sĩ kiểm tra chẩn đoán đưa ra liệu trình điều trị thích hợp.

Cùng tìm hiểu những biến chứng của gãy xương thường gặp

Biến chứng của gãy xương
Biến chứng của gãy xương

1. Sốc chấn thương do gãy xương

1.1 Nguyên nhân

Đây là tình trạng gãy xương rất trầm trọng và nguy hiểm nó gây ra cảm giác đau hoặc mất máu. Người bệnh sẽ có cảm giác đau do các dây thần kinh trên màn xương và vùng xung quanh bị tổn thương. Tình trạng có thể trở nặng hơn do bị mất máu từ các mạch máu ở màng xương, vỏ xương, tủy xương và ở các mô mềm xung quanh các mạch máu chính.

Trường hợp gãy xương này rất khó quan sát thấy tình trạng máu ứ đọng lại ở phần gãy và các mô mềm xung quanh, chính vì thế nếu như người bệnh xuất hiện những triệu chứng đau kéo dài thì lời khuyên tốt nhất nên đến những trung tâm sức khỏe xương khớp để đội ngũ y bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị kịp thời.

1.2 Chẩn đoán.

  • Một số triệu chứng giúp nhận biết biến chứng của gãy xương
  • Mạch tăng, huyết áp giảm, chỉ số sốc >1
  • Da, niêm nhạt, tay chân lạnh, mũi lạnh, khát nước.
  • Dấu bấm móng tay hồng lại chậm hơn 2 phút.

1.3 Xử trí sốc chấn thương.

Sau khi được chẩn đoán tình trạng gãy xương, thì bệnh nhân phải nhanh chóng được chăm sóc:

  • Truyền dịch nhanh nước và các chất điện giải, bù hoàn máu mất.
  • Thở oxy.
  • Ngăn chặn sự chảy máu: tiến hành cầm máu, cố định phần xương gãy.
  • Cố định phần xương gãy, gây tê ổ gãy. Trong trường hợp gãy nhiều xương và không có những tổn thương nghiêm trọng thì có thể sử dụng các thuốc giảm đau phụ trợ thêm.
Xử lí gãy xương
Xử trí sốc chấn thương

 

2. Chèn ép khoang cấp tính do gãy xương

2.1 Nguyên nhân.

Biến chứng của gãy xương còn xuất hiện tình trạng tăng áp lực mô trong khoang kín chèn ép lên các mạch máu đi qua khoang, tình trạng này nếu để lâu có thể gây hoại tử cơ và tê liệt các dây thần kinh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do các tác nhân bên ngoài như bó bột quá chặt, vết thương khâu kín kết hợp với các tác nhân bên trong như phù nề, máu tụ.

2.2 Chẩn đoán chèn ép khoang.

Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng này, đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ xương khớp nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Có chèn ép khoang không.

Có bao nhiêu khoang bị chèn ép.

Mức độ bị chèn ép.

Có thể dễ dàng nhận biết qua dấu hiệu bông buốt, triệu chứng đau tăng lên khi ấn vào khoang hoặc khi làm nghiệm pháp căng cơ trong khoang.

Khi biến chứng của gãy xương xuất hiện dấu hiệu rõ rệt, triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn, có thể kèm theo những triệu chứng tê, mất cảm giác, vận động khó khăn. Tình trạng nặng có thể gây ra tình trạng nhiệt độ cơ thể ở vùng dưới nơi chèn ép sẽ trở nên lạnh hơn.

Tình trạng chèn ép khoang có thể trở nặng hơn nếu như người bệnh không điều trị kịp thời để giảm tình trạng chèn ép lớn. Thời gian chèn ép càng lâu thì tình trạng các cơ bị hoại tử trở nên nặng và nhiều hơn.

2.3 Điều trị chèn ép khoang

Đối với tình trạng áp lực thấp khoảng 6 giờ.

Giảm tải áp lực chèn ép bằng cách tháo bỏ các nguyên nhân bên ngoài như cắt bột, cắt băng, cắt chi khâu…

Sử dụng thuốc giảm đau, phong bế gốc chi (Novocaine 0,25%)

Điều trị chèn ép khoang
Điều trị chèn ép khoang

 

Kê phần xương gãy lên cao vừa phải tránh tình trạng kê cao quá sẽ khiến cho tình trạng chén ép khoang trở nặng hơn do giảm bớt đi áp lực máu.

Theo dõi trong quá trình điều trị. Nếu sau 2 giờ tình trạng không thuyên giảm hoặc cải thiện thì nên cân nhắc qua phương pháp điều trị bằng phẫu thuật.

Đối với thời gian chèn ép khoang từ 6-15 giờ

Tình trạng này bệnh nhân thường được tư vấn điều trị bằng cách mổ giải ép, rạch rộng da.

Thời gian chèn ép khoang lâu hơn 15 giờ

Đối với tình trạng này, y bác sĩ thường phải sử dụng những thiết bị công nghệ để có thể quan sát kỹ tình trạng chèn ép để cân nhắc 2 phương pháp giải ép và cắt cụt chi.

Nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra tình trạng nguy hiểm trụy tim mạch ( tương tự việc tháo mở ga-rô để lâu)

3. Tổn thương mạch máu chính

3.1 Nguyên nhân.

Thường tình trạng biến chứng của gãy xương này đi kèm hoặc xảy ra thứ phát do đầu xương gãy di lệch đè ép.

Tình trạng chấn thương có thể là do thủng, rách, đứt phần chi bị đè ép. Trường hợp thủng, rách, đút có thể xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều hoặc gây ra tình trạng máu tụ lớn dẫn đến hội chứng chèn ép khoang.

3.2 Chẩn đoán tổn thương mạch máu chính.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Vết thương chảy máu nhiều
  • Mạch bên dưới nơi tổn thương yếu hoặc mất.
  • Da lạnh, tím, tê bì, dị cảm.
  • Đầu búp ngón móp méo, dấu bấm móng hồng lại muộn hơn 2 phút.
  • Trường hợp đến muộn có thể liệt vận động.
  • Truyền nhiều máu nhưng tình trạng sốc không giảm, khả năng cao là mạch máu lớn bị tổn thương.

Cận lâm sàng:

  • Siêu âm Doppler

3.3 Xử trí tổn thương mạch máu chính.

Bác sĩ sẽ ưu tiên nắn lại phần xương gãy để giảm tải tình trạng chèn ép khoang. Sau đó sẽ tiến hành khâu nối hoặc ghép mạch.

4. Tổn thương thần kinh chính

4.1 Nguyên nhân.

  • Tình trạng biến chứng của gãy xương cũng có thể gây tác động đến thần kinh.
  • Đè ép, bầm dập.
  • Kéo căng.
  • Đứt.
  • Tổn thương có thể đi kèm hoặc xảy ra thứ phát do xương gãy đè, máu tụ, cal lệch…

4.2 Chẩn đoán tổn thương thần kinh chính do gãy xương.

Tình trạng bị chèn ép dây thần kinh có thể khiến cho người bệnh bị mất cảm giác và hạn chế vận động.

Phương pháp đo điện thần kinh cơ (EMG) nhằm giúp đánh giá sơ về tình trạng cơ xương khớp khi kích thích thần kinh.

4.3 Xử lý tổn thương thần kinh chính.

Việc chẩn đoán kịp thời và tiến hành điều trị sớm giải quyết tình trạng chèn ép, sau thời gian điều trị 4 tuần nếu tình trạng không cải thiện thì y bác sĩ thường cân nhắc phương pháp mổ thám sát, để có thể giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh.

Người bệnh cần chú ý nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xương gãy không phục hồi nên mổ chuyển gân.

Tuy nhiên để có thể bảo vệ tốt sức khỏe cơ xương khớp cho bản thân mình, nhầm hạn chế tình trạng biến chứng của gãy xương xuất hiện thì lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng viên uống Move Free Joint Health Advanced, sản phẩm độc quyền đến từ thương hiệu Schiff Vitamin, thương hiệu hàng đầu về dòng sản phẩm thực phẩm chức năng cho xương khớp tại Mỹ.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng gãy xương
Move Free hỗ trợ hạn chế tình trạng gãy xương

 

Chức năng chính của sản phẩm Move Free Joint Health:

  • Thành phần Glucosamine và chondroitin giúp làm thoải mái, bảo vệ và bôi trơn khớp.
  • Thành phần Uniflex giúp bảo vệ mô và sụn khớp.
  • Hyaluronic acid rất tốt cho các khớp đệm.
  • MSM làm thoải mái và làm dịu tình trạng đau khớp.

Sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng Việt Nam đánh giá về độ hiệu quả mang lại cải thiện tình trạng bệnh cơ xương khớp, sức khỏe xương khớp của bạn sẽ cải thiện tốt dần lên chỉ với 2 viên uống mỗi ngày. (Lượng uống tùy theo thể trạng của mỗi người sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau).

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại đây:

Nếu như các bạn có thắc mắc về tình trạng Cơ Xương Khớp thì có thể liên hệ trực tiếp với Hoàn Vũ Store tại đây!

 

Địa chỉ: 115 Hoa Lan, Phường 02, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.

Hotline: 0913.095.108

Website: http://hoanvuglobal.com

Email: hoanvustores@gmail.com

Hãng sản xuất: Schiff Vitamins, Hoa Kỳ.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trước khi sử dụng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ hoặc từ các chuyên viên sức khỏe xương khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *